Như chúng ta đã biết, đối với những dòng xe ô tô phổ thông đèn pha nguyên bản của xe thường có độ sáng chưa đáp ứng được hết những nhu cầu sử dụng tại Việt Nam. Rất nhiều đoạn đường thiếu sáng, đường cao tốc cần tầm nhìn xa hoặc xe đã sử dụng một thời gian khiến đèn chiếu sáng mờ. Để khắc phục và tăng sáng cho xe, nhiều chủ xe đã chọn giải pháp độ đèn gầm xe và không ít người đã bị từ chối đăng kiểm, bị phạt do độ đèn sai quy cách hay thiết kế. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thông tin đầy đủ để có thể độ đèn tăng sáng cho xe một cách an toàn và hợp pháp.
Mục lục
Những trường hợp nào nên độ đèn, nâng cấp đèn tăng sáng cho ô tô?
Những trường hợp dưới đây chủ xe nên độ đèn ô tô
- Đèn zin nguyên bản của xe có độ sáng kém
- Xe đã đi một thời gian dài khiến ốp nhựa bọc đèn bị xước mòn gây mờ và cản sáng
- Xe thường xuyên đi những đoạn đường thiếu đèn đường chiếu sáng hoặc đèn đường có độ sáng kém
- Xe đi tới các địa hình phức tạp, đèo dốc, đồi núi cần chiếu sáng tốt, góc quan sát rộng,…
- Xe chạy cao tốc cần tầm nhìn xa mà không gây lóa cho xe chạy chiều ngược lại
Độ đèn xe ô tô có bị phạt không? Quy định pháp luật về xử phạt độ đèn
Tại Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ, nghiêm cấm các hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới. Hoặc sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng
Ngoài việc bị phạt tiền thì gười điều khiển phương tiện còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Bên cạnh đó, các thiết bị vi phạm cũng bị CSGT tịch thu ngay lập tức.
Chia sẻ Kinh nghiệm độ đèn an toàn hiệu quả và không vi phạm pháp luật
Chọn đèn có khả năng chiếu sáng phù hợp
Không tự ý gắn thêm đèn khác với thiết kế của nhà sản xuất
Đèn theo thiết kế của nhà sản xuất thông thường có 3 loại đèn: đèn pha, đèn gầm (đèn sường mù) và đèn tín hiệu phía sau (bao gồm đèn lùi, đèn stop, đèn xi nhan trái phải).
Chủ xe chỉ nên độ 3 loại đèn này để đảm bảo an toàn và tránh bị phạt khi sử dụng, không nên gắn, độ chế thêm những loại đèn có cường độ sáng cao vào các vị trí khác, điều đó vừa dễ vi phạm, vừa không đảm bảo an toàn, dễ xảy ra chập cháy khi đi dây lắp đặt không đảm bảo kỹ thuật.
Đối với các loại đèn trang trí như led mí, vòng mắt quỷ, angle eye thì chúng ta cũng chỉ nên độ các loại gắn trong chóa đèn. Những loại này vừa đảm bảo an toàn về chống nước, đi dây điện kín vừa có cường độ ánh sáng phù hợp, không bị xếp vào những loại đèn sáng cường độ cao như trong văn bản 6688 DKVN-VAR.
Lựa chọn đơn vị uy tín để mua hàng và lắp đặt
Nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn đơn vị uy tín phân phối hàng chính hãng và có đội ngũ thợ lành nghề. Khi chọn được đơn vị uy tín, các bạn sẽ được tư vấn cặn kẽ và lắp đặt loại đèn thích hợp một cách an toàn.
Độ đèn ô tô có đăng kiểm được không? Cách độ đèn vẫn được đăng kiểm dễ dàng
Thực ra bạn cũng không cần quá lo lắng với văn bản này, cứ tuân thủ các kinh nghiệm được chia sẻ ở phần trước của bài viết là bạn có thể an tâm đăng kiểm được bình thường. Văn bản này ra đời để kiên quyết từ chối đăng kiểm với những xe độ đèn ở những vị trí sai với thiết kế,…tuy nhiên nhiều chủ xe “gan to” vẫn lách bằng cách tháo ra trước khi đăng kiểm và đăng kiểm xong lắp lại nên cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Bài viết mới cập nhật
STANDEE ONLINE REDLIGHTING
...
CATALOGUE ONLINE REDLIGHTING
...
THÔNG BÁO QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH
Mục lụcCHÍNH SÁCH BẢO HÀNHThời gian bảo hànhĐiều kiện bảo hànhCác ...
HƯỚNG DẪN NHẬP VÀ TRA CỨU BẢO HÀNH ĐIỆN TỬ CÁC SẢN PHẨM CỦA RED LIGHTING
Mục lụcHƯỚNG DẪN NHẬP BẢO HÀNH ĐIỆN TỬLƯU Ý TRƯỚC KHI ...